Tết trung thu, được biết đến với nhiều tên gọi như Tết trông Trăng, Tết hoa đăng hay Rằm Tháng Tám, tên tiếng anh là Mid-autumn festival. Là một lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày 15 tháng 8 hàng năm theo lịch âm tương ứng với giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 trong dương lịch. Vào ngày này, người ta tin rằng Mặt trăng sáng nhất và tròn nhất, trùng với thời điểm thu hoạch giữa mùa Thu. Đây là một dịp lễ đặc biệt được người dân Việt Nam kế thừa và gìn giữ, lưu giữ nét đẹp của nền văn hóa dân gian. Ở nước ta, trung thu mang nhiều nét độc đáo, đặc trưng riêng về giá trị văn hóa truyền thống và phong tục của từng miền. Mỗi vùng miền thì sẽ mang một bản sắc riêng về phong cảnh, khí hậu cũng như đời sống sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày tạo nên tổng thể một bức tranh văn hóa đa sắc màu, đầy ấn tượng.

Tết Trung Thu ở Việt Nam

Trung Thu là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc, qua quá trình du nhập và giao thoa văn hóa các nước thì ngày này cũng trở thành một trong các ngày lễ ở nước ta. Người Việt ta ngày xưa xem ngày này như là ngày để các thành viên trong gia đình cùng nhau tụ họp, quây quần vui vẻ, cùng nhau nói về mùa vụ vừa qua và cùng chúc nhau được bội thu trong vụ mùa sắp tới.

Các hoạt động trong Tết Trung Thu ba miền như ngắm trăng, ăn bánh Trung Thu, thưởng trà, rước đèn lồng, phá cổ đều mang ý nghĩa về tình yêu thương, ấm áp và bình an, sum vầy. Tết Trung Thu không chỉ mang ý nghĩa là một lễ hội được người lớn và cả các bé chờ đợi trong năm, mà nó còn thể hiện ý nghĩa về tình thân, gia đình với sự đoàn tụ, sum họp, sợi dây gắn kết. Hơn thế nữa thì hiện nay nó còn mang ý nghĩa cao đẹp hơn về giá trị đạo đức truyền thống như hiếu, nghĩa, sự đoàn kết các thành viên trong gia đình. Vì thế mà Tết Trung Thu được xem như Tết Đoàn Viên, mọi người con đi xa đều chờ đến ngày này để cùng nhau về quê tụ họp gia đình, bạn bè thân thiết thể hiện sự tương phùng cùng với đó là gắn kết tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình làng nghĩa xóm cũng thể hiện được nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Ánh trăng vào ngày này tròn nhất năm cũng được xem là biếu tượng của sự sung túc, may mắn, thịnh vượng.

Phong tục của người Việt ta trong ngày Tết Trung thu

Theo lịch âm, thời gian của ngày Tết Trung Thu cũng là thời gian mà người Việt ta kết thúc mùa vụ. Những đồng lúa chín đều tăm tắp trải dài tận chân trời gợn sóng theo từng cơn gió ngã màu vàng nhàn nhạt của ánh trăng tròn đêm rằm soi sáng cả đường làng. Xa xa nơi túp lều lập lòe ánh lửa là cả gia đình mươi người cùng nhau quây quần trên chiếc chiếu, chiếc phản chia nhau từng mẫu bánh ngọt nhâm nhi vài ly trà thanh mát. Ngoài sân là lũ trẻ trong làng tụ tập lại cùng nhau tổ chức các trò chơi dân gian rước đèn, chơi trăng chờ phá cỗ. Trong nhà bà và mẹ bận rộn tới lui cùng hỗ trợ nhau bày cỗ. Nào là mẹ bê mâm bánh, bà thì cầm dĩa hạt dưa sắp xung quanh bao nhiêu là kẹo ngọt. Khung cảnh ấm áp với tiếng cười giòn tan của trẻ thơ vang vọng khắp không gian khi được chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, trốn tìm cùng chiếc lồng đèn ông sao, ông trăng, con gà, trái khế mà ông làm cho cháu kịp cầm đi chơi với lũ bạn trong xóm. Ai ai cũng háo hức mong chờ trăng lên để rước đèn, phá cỗ.

Dù khác nhau về thời tiết, mâm cỗ, hoạt động văn hóa ngày trung thu ở ba miền, nhưng tất cả đều là hình ảnh của sự sum vầy, tinh thần gắn kết của gia đình thể hiện tình đoàn kết, chia sẽ yêu thương, đùm bọc gắn bó mà người Việt ta bao đời thừa hưởng. Các thành viên tụ họp, cùng quây quần bên nhau, thưởng thức trà, bánh trung thu, ngắm trăng và trò chuyện. Cứ thế những giá trị của ngày Trung thu được lan tỏa với những yêu thương ấm áp vào từng ngóc ngách, tạo nên một bức tranh mùa thu ấm cúng, sum vầy, hạnh phúc.

Trung thu cũng là dịp nhàn rỗi của nghề nông khi vụ mùa lúa đã gần kết thúc, chỉ còn chờ ngày lúa chín và thu hoạch. Người xưa thường hay xem trăng vào đêm Trung thu để dự đoán tình hình thời tiết và mùa vụ. Dự báo thời tiết sắp tới và tìm cách khắc phục. người Việt ta từ bao đời vẫn luôn sống hòa hợp với thiên nhiên, cùng nhịp với chu kỳ của trời đất để tồn tại và phát triển.

Bức tranh văn hóa ba miền trong ngày Tết trung thu

Những ngày cuối thu, khi những cơn gió nhẹ se lại và ánh trăng sáng dịu về trên từng con phố, những sắc màu văn hóa đặc trưng của Tết Trung Thu ba miền Bắc -Trung – Nam lại rực rỡ, sôi động hơn bao giờ hết. Lúc này, người dân bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động mang đặc trưng của từng vùng miền.

Mâm cỗ ngày trung thu

Trong tết Trung thu ba miền Bắc, Trung, Nam đều được mỗi gia đình đều chăm chút chu đáo, chuẩn bị mâm cỗ cho Trung Thu để cúng bái tổ tiên và cùng nhau thưởng thức những món ngon trong ngày lễ đặc biệt này.

Ở miền Bắc, mâm cỗ Trung thu được bày một cách tinh tế và bắt mắt. Các loại bánh đặc trưng của mùa thu miền Bắc như cốm xanh, hồng chín, trà ướp sen, hoa nhài… Không chỉ vậy, mâm còn được trang trí với các vật như lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo hình cá. Những chi tiết này không chỉ tô điểm thêm vẻ đẹp cho mâm cỗ mà còn mang ý nghĩa tết Trung thu biểu tượng trong văn hóa Việt.

Còn Miền Trung, người dân thường có gì cúng nấy, thể hiện lòng thành kính dâng cúng tổ tiên. Mâm cỗ có đủ các loại bánh nướng, đèn truyền thống, hoa quả…

Trong khi đó, ở miền Nam, Tết Trung thu được coi là dịp sum họp gia đình. Mâm cỗ của người miền Nam có bánh dẻo, bánh nướng và mâm ngũ quả. Đặc biệt, mâm còn có 3 quả dứa làm chân đế, tượng trưng cho sự vững vàng, đông con nhiều cháu.

Mỗi vùng miền đều có những nét riêng biệt trong cách bày biện mâm cỗ, phản ánh rõ nét những giá trị của ngày tết Trung thu về văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, điều chung nhất là sự trang trọng, chân thành và sự sum vầy của gia đình trong dịp lễ hội đặc biệt này. Đây được xem là phong tục tết trung thu ở Việt Nam lưu truyền ngàn đời nay, đến nay những giá trị của mâm cỗ vẫn còn vẹn nguyên.

Hoạt động vui chơi

Mùa Trung thu ở mỗi miền quê Việt Nam đều có những sắc thái văn hóa riêng biệt không thể trộn lẫn cũng không hề tách rời nhau, thể hiện qua các hoạt động vui chơi náo nhiệt và độc đáo.

Đối với miền Bắc thì hoạt động rước đèn, múa lân, sư rồng là những nét đặc trưng riêng. Các bé sẽ được chuẩn bị làm những chiếc đèn lồng rực rỡ đầy màu sắc. Hoạt động múa lân cùng với tiếng trống rộn ràng tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trên các con phố ở Hà Nội sẽ rất náo nhiệt, trở thành điểm đến lý tưởng để các gia đình đến vui chơi, ngắm nhìn những món đồ được trang trí đầy màu sắc, xem các hoạt động đêm trung thu.

Ở miền Trung thì dịp Trung thu sẽ thiên về phần “hội” hơn là phần “lễ”. Những chiếc đèn lồng xinh đẹp đầy màu sắc là không thể thiếu trong đêm trung thu ở mọi miền. Phần náo nhiệt hơn sẽ tập trung vào các thành phố lớn như Phố cổ Hội An, Đà Nẵng, Huế…. Đèn ở mái hiên, đèn treo trước cửa, đèn lấp ló ngoài hàng cây trước sân, đèn trên tay của người đi chơi hội làm cho thành phố Huế cổ kính và trầm mặc là thế cũng trở nên vui tươi, tưng bừng, rộn rã với những mâm cỗ đón trăng.

Ở Miền Nam, Trung thu còn trở nên đặc sắc hơn nhờ sự giao lưu văn hóa, các hoạt động của cộng đồng người Hoa, đặc biệt là ở TPHCM. Ở những con đường có người Hoa sinh sống trung thu sẽ nhộn nhịp hơn với những màu đỏ, vàng rực rỡ lung linh. Múa lân, múa sư rồng với những điệu múa Song Hỉ, Tứ quý long long mang ý nghĩa cầu chúc hạnh phúc cho mọi nhà. Các con đường ở Sài Gòn ngày thường bận rộn nay lại càng tấp nập, rộn ràng hơn.

Cho dù có những điểm khác biệt cố định, nhưng các hoạt động vui chơi, giải trí trong phong tục trong Trung thu của ba miền đều toát lên một nét đẹp văn hóa độc đáo của người Việt ta.

Ăn bánh trung thu

Khi nhắc đến ngày Tết Trung thu thì bánh trung thu là thức quà không thể không nghĩ đến. Đó như là thứ đặc sản riêng biệt mặc định chỉ có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngon thuần túy của nó trong ngày trung thu. Bánh – trăng – nhà – trà như là một sự kết hợp hoàn hảo dành cho bữa ăn tâm hồn mà khi chỉ cần thiếu một yếu tố thì mọi thứ đều xem như vô nghĩa Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên, thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp. Chính bởi vậy bánh trung thu của Trung Quốc theo truyền thống thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên” và ý nghĩa này bắt nguồn từ đời nhà Minh. Bánh thường mang tên “bánh trăng”, “bánh mặt trăng” (月餅 “nguyệt bính”, Yuebing) Bề mặt bánh thường in các chữ ngụ ý tốt lành. Mỗi chiếc bánh Trung thu là một lời chúc bình an, may mắn và hạnh phúc được gửi đến những người thân yêu. Dưới ánh trăng tròn, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon, nhấp một ngụm trà nóng hổi và cảm nhận được trọn vẹn hương vị của ý nghĩa tết Đoàn viên, một nét đẹp truyền thống trong phong tục Trung thu ba miền.

Bánh trung thu không chỉ là một món ăn phong tục tết trung thu ba miền Bắc – Trung – Nam mà còn là biểu tượng của sự sung túc và may mắn. Ở Việt Nam, bánh trung thu bao gồm hai loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh theo truyền thống cổ truyền ngày xưa thường có nhân thập cẩm nhiều loại như: lạc, vừng, xá xíu, hạt sen, lạp xưởng, lá chanh, mỡ khổ, mứt bí, đường, nước hoa bưởi (hoặc dầu chuối)… Trước đây, bánh trung thu người ta thường bọc giấy hoặc gói kín bằng nilon bày bán nhiều ở các chợ phiên gần dịp trung thu. Ngày nay, bánh được đóng hộp. Các hộp bánh thường bao gồm cả hai loại bánh nướng, bánh dẻo, và trong dịp phá cỗ trông trăng đêm trung thu, hai loại bánh được mang ra ăn cùng nhau, bên cạnh các đồ ăn khác như cốm (và chuối tiêu, trứng cút), hồng, bưởi,…, uống cùng với trà hoặc rượu.

Văn hóa biếu tặng của 3 miền

Ở Việt Nam, tết Trung Thu ngoài danh xưng Tết Đoàn Viên. Tết Trung thu ba miền không chỉ mang theo hương vị ngọt ngào của những chiếc bánh dẻo, bánh nướng mà còn là dịp để mọi người sum vầy, gắn kết và trao gửi yêu thương. Biếu tặng bánh Trung thu là một nét đẹp văn hóa, giá trị của phong tục ngày tết Trung thu của người Việt Nam, thể hiện sự quan tâm, trân trọng và mong muốn gắn kết với người nhận. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn,… Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên,… những hộp bánh như những lời chúc tâm tình tốt đẹp mang nhiều thông điệp ý nghĩa, yêu thương thông qua việc trao tặng nhau những hộp bánh gắn kết tình thâm giao.

Với doanh nghiệp, việc biếu tặng bánh Trung thu cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Đây không chỉ là món quà mang tính biểu tượng, mà còn là cách để doanh nghiệp thể hiện sự tri ân, tôn trọng và mong muốn gắn kết với khách hàng, đối tác. Những chiếc bánh Trung thu trở thành cầu nối, góp phần tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa và bền vững.

Ngoài ra, việc biếu tặng bánh Trung thu trong dịp này còn là cách để thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn và sự chúc phúc đến những người thân yêu, bạn bè. Đây là một nét đẹp trong phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam cần được gìn giữ và phát huy trong mỗi dịp Tết Đoàn viên.

Quatangtrungthu.org – Nhà phân phối bánh Trung thu Kinh Đô uy tín:

Công ty chuyên cung cấp dòng bánh trung thu Kinh Đô với chiết khấu cao cho các đại lý, công ty, doanh nghiệp, khách lẻ trên toàn quốc, đặc biệt là tại khu vực TPHCM. Với thâm niên 18 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp quà tặng trung thu, chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý khách hàng đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt những năm vừa qua.

Những chiếc bánh thượng hạng, cùng quy trình sản xuất tiên tiến, hàng đầu mang đậm bản chất truyền thống. Các nguyên liệu tưởng chừng quen thuộc được phối trộn một cách tinh tế cả hương vị lẫn màu sắc, sự biến tấu vừa đủ để mang đến những cảm nhận mới mẻ và khác biệt về bánh trung thu truyền thống. Tự tin khẳng định giá trị sản phẩm hoàn toàn đến từ chất lượng trong từng chiếc bánh đến các mẫu hộp thiết kế độc quyền.

Trên đây là các chia sẻ của quatangtrungthu.org về những nét độc đáo trong văn hóa đón Tết Trung Thu của người Việt ta ở ba miền đất nước. Là nhà phân phối bánh trung thu nhiều năm liền, chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng về uy tín, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ cùng với chuyên môn công việc.

Kính chúc các bạn cùng gia đình có một mùa trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc!

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tết trung thu với những điều thú vị ở các nước trên thế giới

Ngày hội đêm trăng rằm diễn ra cùng một ngày nhưng ở mỗi nước có [...]

Đọc thêm
Cách chọn mua bánh Trung thu hoàn hảo

Mùa Trung thu đã đến, và đó là thời điểm mọi người thường cùng nhau [...]

Đọc thêm
Những thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng mà bạn nên mua

Tết Trung thu còn được biết đến là Tết thiếu nhi hay Tết đoàn viên [...]

Đọc thêm
Tết Trung thu ở Việt Nam có từ bao giờ? nguồn gốc và ý nghĩa

Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống rất được quan tâm ở [...]

Đọc thêm
Sáng mãi chuyện đêm trăng bên bánh trung thu Kinh Đô

Nước ta có truyền thống văn hóa từ lâu đời nên trong năm có rất [...]

Đọc thêm
7+ quà Trung thu dành cho người yêu ý nghĩa và đáng yêu

Trung thu là dịp lễ đặc biệt để thể hiện tình cảm và sự quan [...]

Đọc thêm
Mẹo Phối Trang Phục Mùa Thu Đơn Giản

Khi thời tiết bắt đầu mát mẻ cùng với sự chuyển mình nhẹ nhàng sắc [...]

Đọc thêm
Có nên đặt mua bánh trung thu online không?

Hằng nằm cứ mỗi khi gần đến Rằm tháng 8 thì đã thấy những sắc [...]

Đọc thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *