Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống rất được quan tâm ở Việt Nam từ xa xưa. Được tổ chức vào đêm rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, Trung thu không chỉ là dịp để mọi người cùng sum vầy bên gia đình, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon mà còn có nhiều hoạt động giải trí khác được diễn, đây cũng được xem là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa cũng như những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu của người Việt, bao gồm múa lân, múa rồng, rước đèn, bày cỗ và không thể thiếu món bánh trung thu.

1. Nguồn gốc & ý nghĩa của Tết Trung thu

Tại Việt Nam Tết Trung thu được tổ chức và 15/8 (âm lịch) hằng năm. Nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính xác nào có thể khẳng định Tết Trung thu có từ bao giờ ở nước ta. Nếu bạn là người thắc mắc và đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. Thì hãy đọc hết bài viết này đã được chúng tôi tổng hợp và rút gọn từ những nhận định về nguồn gốc & ý nghĩa của Tết Trung thu từ nhiều nguồn khác nhau.

tet-trung-thu-o-viet-nam-co-tu-bao-gio-1

Nguồn gốc

Khi chúng tôi tìm hiểu thì thấy có rất nhiều nhận định cho rẳng Tết Trung thu ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng có các nhà nghiên cứu lại cho rằng điều đó là không đúng, việc nhiều người có nhận định Tết Trung thun ở Việt Nam được du nhập từ Trung Quốc là có nhiều nét tương đồng với nhau. Vì trên thực tế, hình ảnh người Việt ăn mừng lễ hội trăng rằm giữa thu đã được khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách ngày nay hơn 2000 năm, được các nhà khảo cỗ khai quật được.

Còn theo văn bia chùa Đọi 1121 đời nhà Lý Tết Trung thu đã được tổ chức chính thức ở kinh thành Thăng Long với các hoạt động vui chơi như đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.

Đến đời  Lê – Trịnh thì Tết Trung thu được tổ chức rất xa hoa trong phủ Chúa được miêu tả trong tập ký chữ hán “Tang thương ngẫu lục” của Nguyễn Ánh và Pham Đình Hổ cùng hợp soạn vào cuối thế kỷ 18 – đầu thể kỷ 19.

Thêm một dữ liệu làm cơ sở xác định thời gian Tết Trung thu có từ bao giờ được trích trong sách Việt Nam phong tục:”Dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi..” của tác giả Phan Kế Bính.

Còn một thông tin khác từ cuốn sách “Thái Bình hoàn vũ ký” có ghi lại “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội trai gái gái giao duyên, ưng ý thì lấy nhau”. Như vậy, mua thu còn là mùa của thành hôn

Ý nghĩa

tet-trung-thu-o-viet-nam-co-tu-bao-gio-2

Có thông tin cho rằng Tết Trung thu là dịp mà vua đời nhà Lý chọn làm ngày tạ ơn thần Rồng vì thần Rồng đã giúp mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, cuộc sống của người dân được ấm no và hạnh phúc. Trải qua hàng ngàn năm, thì hiện tại theo phong tục người Việt vào ngày Lễ đặc biệt này thì mọi thành viên trong gia đình đều hội tụ lại với nhau, cùng nhau làm mâm cỗ cúng gia tiên.

Đến khi đêm xuống, ánh trăng rằm bắt đầu soi sáng tất cả phố phường, lúc này từng đoàn trẻ nhỏ cùng nhau tạo thành đoàn đi rước đèn, mua lân rôm rả. Người lớn thì tụ họp thưởng thức những chiếc bánh trung thu truyền thống với nước chè xanh, ngắm trăng và phát hoa quả, bánh kẹo cho trẻ nhỏ. Vì vậy, ở nước ta Tết Trung thu còn có thêm những cái tên như Tết Đoàn viên hoặc Tết thiếu nhi.

Ngoài ý nghĩa vui chơi, đoàn viên của người lớn và trẻ em. Thì thời xa xưa Tết Trung thu còn là dịp để mọi người ngắm trăng tiên đoán được mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng sáng thì khả năng năm đó người dân sẽ trúng mùa, néu trăng thu có màu xanh hay lục thì nám đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng có màu cam thì đất nước sẽ thịnh trị.

2. Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam

Múa lân – Múa rồng

Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam 1

Trung thu truyền thống Việt Nam là một dịp quan trọng không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong sự an lành mà còn là dịp để gia đình, người thân quay quần, sum vầy, thể hiện lòng đoàn kết của cả một cộng đồng. Một phần không thể thiếu trong lễ hội Trung thu là múa lân và múa rồng, hai hình thức biểu diễn truyền thống đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt.

Múa lân là một biểu diễn nghệ thuật độc đáo, tạo ra những hình ảnh sinh động và màu sắc bắt mắt. Nhóm múa lân thường bao gồm một người đóng vai đầu lân và một người điều khiển thân lân. Với những động tác uyển chuyển và nhanh nhảu, nhóm múa lân di chuyển qua các ngõ, hẻm và nhà dân, mang đến may mắn và sự sum vầy cho cộng đồng. Múa rồng cũng có một vị trí quan trọng trong lễ hội Trung thu. Được biểu diễn bởi một nhóm người trong bộ trang phục rồng dài, múa rồng tượng trưng cho sự quyền lực, sức mạnh và linh thiêng. Nhóm múa rồng thường thực hiện những động tác khó khăn và đồng điệu để tái hiện hình ảnh một con rồng bay lượn trên không.

Rước đèn

Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam 2

Rước đèn cũng là một hoạt động quan trọng và đặc trưng của lễ hội Trung thu. Trong đêm Trung thu, không khó để bắt gặp những đoàn trẻ em nối đuôi nhau đi khắp phố phường rước đèn.

Ngày xưa những chiếc đèn lồng thường được làm từ giấy mỏng hoặc vải được trang trí bằng hình ảnh các nhân vật phong cảnh, hoa lá, động vật hoặc các biểu tượng may mắn. Đèn lồng thường có hình dạng đa dạng như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn hình con gà với đủ các màu sắc sặc sỡ. Đường phố rực rỡ ánh sáng phát ra từ chiếc đèn cầy nhỏ trong lồng đèn tạo nên một không gian thần tiên, đem lại cảm giác phấn khởi và vui tươi cho mọi người.

Ngày nay khi mà thời buổi công nghệ ngày càng phát triển, những chiếc lồng đèn từ giấy đã gần như không còn xuất hiện mà thay vào đó là những chiếc đèn lồng nhựa chạy bằng pin với đủ các kiểu dáng và hình tượng. Không còn là ánh sáng từ đèn cầy những chiếc lồng đèn hiện đại được thay bằng hệ thống ánh sáng điện chớp nháy đẹp mắt cùng với bộ âm thanh vui nhộn. Chiếc đèn lồng hiện đại có thể sử dụng được lâu dài và trở thành món đồ chơi hằng ngày của trẻ.

Bày cỗ

Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam 3

Bày cỗ cũng là một nét đặc trưng trong lễ hội Trung thu. Gia đình thường bày cỗ với những món ăn ngon và đa dạng, thể hiện lòng biết ơn và sự chia sẻ. Các loại trái cây tươi ngon, bánh kẹo đa dạng và các món ăn đặc sản Trung thu như bánh nướng, bánh dẻo được sắp xếp gọn gàng trên mâm cỗ. Bày cỗ không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong sự an lành mà còn là thời điểm để gia đình sum họp, chia sẻ niềm vui và thưởng thức những món ăn truyền thống.

Thưởng thức bánh trung thu và uống trà

Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam 4

Một trong những đặc sản không thể thiếu trong lễ hội Trung thu là món bánh trung thu. Bánh có vị ngọt, thơm và là một biểu tượng của sự đoàn viên, gia đình sung túc. Do đó từ lâu người ta vẫn thường hay lựa chọn bánh trung thu để tặng cho người thân, bạn bè hoặc đối tác, như hàm ý mong cầu gia đình hạnh phúc, vui vẻ bên nhau, vừa thưởng thức bánh vừa ngắm trăng rằm cùng với những người thân thương.

Bánh trung thu thường có hình tròn giống như vầng trăng tròn đầy của đêm Trung thu. Có đa dạng các loại bánh, lựa chọn tùy theo sở thích của người ăn. Vỏ bánh được làm từ bột mỳ, bột gạo hoặc bột nếp, tùy theo từng loại bánh. Bên trong, bánh thường có nhân đa dạng như hạt sen, hạt dưa, đậu xanh, thịt và trứng muối. Món bánh trung thu không chỉ làm hài lòng vị giác mà còn gắn kết tình cảm gia đình và mang đến lời chúc tốt đẹp cho người thân yêu và bạn bè. Vào đêm trăng rằm Trung thu mọi người vẫn thường hay quây quần bên nhau, cùng pha một ấm trà ấm, sẽ chia từng miếng bánh trung thu thơm ngon và trò chuyện tâm tình cùng nhau.

3. Tết Trung thu trong lòng người Việt Nam

Trung thu truyền thống Việt Nam là một dịp để mọi người gắn kết và gìn giữ những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc. Những hoạt động truyền thống thú vị như múa lân, múa rồng, rước đèn, bày cỗ và món bánh trung thu tạo nên một không gian phấn khởi, ấm cúng và tràn đầy niềm vui. Trong ngày lễ này, gia đình và cộng đồng cùng nhau chia sẻ, đoàn kết và tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ. Trung thu truyền thống Việt Nam là một phần không thể thiếu trong tình yêu và tự hào dân tộc.

Lời kết:

Cho dù cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều nơi không còn hoạt động phá cỗ trông trăng nữa. Những vẫn còn đó sự hiện diện của những chiếc bánh trung thu như một thức quà không thể thiếu để thể hiện được sự hiếu thảo khi biếu ông bà cha mẹ. Hay thể hiện thành ý, trân trọng khi làm quà tặng đối tác và cấp trên. Cùng nhau cắt miếng bánh, uống chén trà chia sẻ những câu chuyện hằng ngày với nhau mang lại cảm giác hạnh phúc và tình đoàn viên của Trung thu truyền thống. Và cuối cùng, trẻ em vẫn luôn là nhân vật chính trong ngày vui này, với ý nghĩa đặc biệt chăm sóc cho cácn mầm non của đất nước, để Việt Nam luôn thịnh vượng và phát triển trường tồn.

Hy vọng với nội dung chúng tôi vừa chia sẻ ở trên đã cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị về ngày lễ đặc biệt này. Ngoài ra, quatangtrungthu.org còn là đơn vị phân phối bánh trung thu uy tín nhiều năm trên thị trường với chiết khấu hấp dẫn, nếu bạn có nhu cầu thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được bảng báo giá mới nhất

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nguồn gốc và sự tích ít người biết của bánh trung thu truyền thống

Bánh trung thu truyền thống chính là nói về những chiếc bánh nướng và bánh [...]

Đọc thêm
Bánh trung thu Kinh Đô có thể kết hợp những loại thức uống nào?

Bánh Trung Thu Kinh Đô với tay nghề nhiều năm mang lại hương vị truyền [...]

Đọc thêm
Sáng mãi chuyện đêm trăng bên bánh trung thu Kinh Đô

Nước ta có truyền thống văn hóa từ lâu đời nên trong năm có rất [...]

Đọc thêm
Gần 3 thập kỉ bánh trung thu Kinh Đô bây giờ ra sao?

Bánh trung thu Kinh Đô – hương vị như đã gắn liền với kí ức [...]

Đọc thêm
Mua bánh trung thu Kinh Đô tại Quatangtrungthu nhận được gì?

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị kinh doanh bánh trung thu uy tín, chất [...]

Đọc thêm
Hạn sử dụng của bánh trung thu Kinh Đô bao lâu?

Tết Trung thu là một dịp lễ đặc biệt trong năm được rất nhiều người [...]

Đọc thêm
Những thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng mà bạn nên mua

Tết Trung thu còn được biết đến là Tết thiếu nhi hay Tết đoàn viên [...]

Đọc thêm
Các loại bánh trung thu ngon dành làm quà tặng

Một mùa Trung thu sắp đến, đi đâu ngoài đường chúng ta cũng dễ dàng [...]

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *