Bánh trung thu truyền thống chính là nói về những chiếc bánh nướng và bánh dẻo xuất hiện trên mâm cỗ cúng Trăng của mỗi gia đình dịp Tết Trung thu ngày trước. Và chắc chắn sẽ có lúc bạn thắc mắc và tự đặt những câu hỏi xoay quanh về bánh trung thu truyền thống? Nó có từ lúc nào và tại sao lại trở thành biểu tượng không thể thiếu vào mỗi dịp Rằm tháng 8. Thì bài viết hôm nay sẽ giúp bạn biết được nguồn gốc và sự tích thú vị về bánh trung thu, hãy cùng đọc hết bài viết!

Nguồn gốc và sự tích

Nguồn gốc bánh trung thu

nguon-goc-va-su-tich-it-nguoi-biet-cua-banh-trung-thu-2

Đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa xác định chính xác được thời gian ra đời của bánh Trung thu cũng như nguồn gốc của Tết Trung thu nên có rất nhiều truyền thuyết truyền miệng hoặc trong sổ sách lịch sử có đề cập về nguồn gốc của loại bánh này. Chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp để chia sẻ cho bạn đọc dưới đây:

Thủy tổ bánh trung thu

Hầu hết ai cũng công nhận nguồn gốc của bánh trung thu xuất phát từ Trung Quốc vì tại đất nước này có rất nhiều giả thuyết về sự ra đời của loại bánh không thể thiếu vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Có một giả thuyết từ thời nhà Ân ở vùng chiết Giang có một Trụ vương hoang dâm vô độ làm suy vong đất nước nhưng vị Thái sư của ông tên Văn Trọng lại rất được lòng dân. Nên người dân có đã làm ra chiếc bánh trung thu đầu tiên để tưởng niệm ông gọi là bánh Thái sư được coi là thủy tổ của bánh Trung thu.

Chiếc bánh trung thu xuất hiện

Phiên bản bánh trung thu “Thái sư” chỉ được làm từ bột mỳ và phần nhân đơn giản. Đến đời nhà Hán có một nhà ngoại giao Trương Khiên đã cải tiến thêm chiếc bánh cho chiếc này. Ông là còn là một nhà thám hiểm kiệt xuất thời Tây Hán trong lích sử Trung Quốc, đã góp phần to lớn trong việc mở ra còn đường Tơ Lụa kết nối thông thương giữa nhà Hán và các nước Tây Vực.

Trong những chuyến đi thám hiểm của mình ông đã mang về hạt vừng và hồ đào từ các nước Tây Vực. Ngay sau đó hai nguyên liệu này được thêm vào chiếc bánh Trung thu, giúp cho phân nhân bánh thêm thơm và ngọt bùi hơn. Từ đó chiếc bánh có hạt vừng và hồ đào trở nên phổ biến cho dịp lễ Trăng rằm. Sau hàng ngàn năm thì cho đến ngày hôm nay thì hạt vừng vẫn là nguyên liệu không thể thiếu trong bánh trung thu thập cẩm

Đến thời nhà Đường, loại bánh này được nhiều hàng bánh ở Trường An sản xuất. Tương truyền hoàng đế Đường Huyền Tông và Dương quý phi cũng phải cũng phải ngạc nhiên vì hương vị thơm ngon của nó. Trong một lần thưởng thức Dương quý phi đã tự hỏi tại sao không gọi là Nguyệt bánh (bánh mặt trăng)? Vì hình dáng chiếc bánh tròn mặt trăng, cái tên gọi đó cũng trở nên phổ biến từ đấy.

 Ra đời từ cuộc chiến

Nguyên thủy, bánh Trung thu được cho là có nguồn gốc từ thời kỳ Bắc Ngụy. Trong thời kỳ đó, Trung Quốc đang chống lại xâm lược từ các đội quân ngoại bang. Lúc này có một nhà chiến lược quân sự tên Lưu Bông Miêu đã đặt ra ý tưởng sử dụng bánh Trung thu như một phương tiện truyền tin giữa các đội quân kháng chiến. Chiếc bánh được làm từ bột mỳ với nhân thịt hoặc các nguyên liệu khác và bên được nhét vào những tờ giấy dùng để ghi tin nhắn bí mật nhằm qua tránh được sự chú ý của kẻ địch. Như vậy, khi các đội quân kháng chiến mở bánh ra thì có thể đọc được chỉ thị hoặc truyền tin quân trường trong đó.

Bánh trung thu lúc này được làm hình tròn đại diện cho sự hoàn mỹ và thống nhất. Sau đó trở thành biểu tượng của sự gắn kết gia đình, lòng biết ơn và hy vọng. Tuy nhiên đến ngày nay hình dạng của bánh đã có nhiều sự thay đổi do theo văn hóa từng vùng miền khác nhau.

Không biết có phải sự trùng hợp hay không mà đến cuối đời nhà Nguyên lại có truyền thuyết rằng trong cuộc khởi nghĩa nông dân do Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương khởi xướng cũng nhét một tờ giấy có ghi thời điểm bắt đầu cuộc khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất (tức ngày rằm tháng 8) , rồi nhét vào bên trong bánh Trung thu để truyền đi khắp nơi nhằm qua mắt quân triều đình rất hiệu quả, lúc bấy giờ người dân lấy việc làm bánh trung thu vào ngày Rằm 15/8 hằng năm để làm kỉ niệm cho việc ấy.

Sự tích về bánh trung thu

nguon-goc-va-su-tich-it-nguoi-biet-cua-banh-trung-thu-3

Sự tích kể rằng ngày xưa trên Cung Trăng được cai quản bởi một tiên nữ rất xinh đẹp và chăm chỉ. Đặc biệt Nàng rất yêu trẻ em nên khi nhìn xuống trần gian thấy các em đang vui đùa nên rất muốn xuống trần chơi cùng nhưng không được do quy định của tiên giới không cho phép.

Vào ngày Rằm tháng 8 Ngọc Hoàng muốn tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” người nào làm được bánh ngon nhất, nhìn hấp dẫn nhất sẽ được trọng thưởng bất kỳ ước nguyện gì mình muốn. Hằng Nga rất thích thú và lập tức tham gia ngay cuộc thi. Trong lần đang xuống trần để tham khảo cách làm bánh thì đã gặp được Cuội – một chàng trai chuyên nói dóc, cứ mỗi tối là Cuội tập họp các em nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng để kể chuyện tầm phào.

Nhưng Cuội cũng là một người rất giỏi trong việc nấu ăn, cậu thường làm ra những chiếc bánh thơm ngon cho bọn trẻ trong làng ăn nên chúng rất yêu quý Cuội. Hằng Nga thấy vậy liền ngỏ lời nhờ Cuội cùng mình làm ra loại bánh mới để dự thị. Anh đồng ý và đưa ra một ý tưởng đặc biệt là trộn hết những nguyên liệu lại như thịt, lạp xưởng, vừng và trứng nhồi vào bánh từ bột mỳ nướng lên.

Thật tuyệt vời, những chiếc bánh đó nướng đó sau khi ra lò có hương thơm nức mũi, các em nhỏ trong làng ăn thử đều tấm tắc khen ngon, mặc dù hình thức bên ngoài của chiếc bánh chưa được đẹp mắt lắm nhưng hương vị thì tuyệt vời.

Cuối cùng cũng đến thời hạn trở về thiên đình, Hằng Nga liền đem những chiếc bánh nướng thơm ngon chưa có tên quay trở lại trời dự thi và chia tay những người bạn nhỏ đáng yêu nơi cõi trần, từ biệt chàng Cuội nói phét nhưng tài năng và tốt tính.

Chàng Cuội lúc này lưu luyến không muốn rời xa nàng, nên nắm chặt lấy tay của nàng và điều kì lạ đã xảy ra, khi mà có một sức mạnh siêu nhiên bất thường đã kéo Cuội và cả cây đa đầu làng lên cung trăng. Lên đến nơi chàng nhìn xuống lại làng thấy bon trẻ đang chơi đùa. Nên nhớ nhà, nhớ các em nhỏ mà không thể nào làm gì được và chỉ ngồi buồn bã và khóc.

nguon-goc-va-su-tich-it-nguoi-biet-cua-banh-trung-thu-1

Còn Hằng Nga sau khi mang món bánh nướng dưới trần gian về dự thi đã dành được giải nhất, chiếc bánh được Ngọc Hoàng đặt cho cái tên là “Bánh trung thu” và ban cho nàng một điều ước. Nàng đã ước rằng mỗi năm đến đêm Rằm tháng 8 sẽ được xuống trần gian để ban phát niềm vui và cùng chơi đùa cùng các em nhỏ. Ngọc Hoàng chấp nhận điều ước đó và đặt tên cho ngày Rằm tháng 8 à “Tết Trung thu” – Việt Nam còn được gọi là Tết Thiếu nhi.

Từ đó, nhân gian truyền miệng lại rằng cứ vào đêm Tết Trung thu nhìn lên mặt trăng sẽ xuất hiện hình ảnh của Chị Hằng và chú Cuối bên cạnh cây đa. Vào ngày này dưới anh trăng vàng người ta sẽ tổ chức rước đèn, múa rồng, múa lân để kỉ niệm ngày đặc biệt này. Và những chiếc bánh Trung thu cũng làm thành hình tròn mặt trăng, rồi trở thành một món ăn không thể thiếu trong Tết Trung thu.

Mua bánh trung thu giao tận nơi & chiết khấu cao ở đâu?

Quatangtrungthu.org là đơn vị chuyên phân phối về bánh trung thu uy tín nhiều năm, trong đó có hãng Bánh Kinh Đô nổi tiếng. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được bảng giá Kinh Đô mới nhất và phần trăm chiết khấu hấp dẫn. Có hỗ trợ xuất hóa đơn theo yêu cầu và chính sách vận chuyển tận nhà tiện lợi.

Điện Thoại:  0909228155 (ĐỂ NHẬN BẢNG GIÁ & TƯ VẤN)
Địa chỉ: Hẻm 102 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM
Email: quatangtrungthudotorg@gmail.com

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các loại bánh trung thu ngon dành làm quà tặng

Một mùa Trung thu sắp đến, đi đâu ngoài đường chúng ta cũng dễ dàng [...]

Đọc thêm
Tết Trung thu ở Việt Nam có từ bao giờ? nguồn gốc và ý nghĩa

Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống rất được quan tâm ở [...]

Đọc thêm
Kỉ Niệm 25 Năm Trọn Sum Vầy Cùng Bánh Trung Thu Kinh Đô

Ở Việt Nam có một truyền thống rất quý giá đó là vào dịp Tết [...]

Đọc thêm
Cập nhật giá bánh trung thu hiện tại như thế nào?

Chắc chắn dịp Lễ Rằm tháng 8 sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi những [...]

Đọc thêm
Hạn sử dụng của bánh trung thu Kinh Đô bao lâu?

Tết Trung thu là một dịp lễ đặc biệt trong năm được rất nhiều người [...]

Đọc thêm
Những thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng mà bạn nên mua

Tết Trung thu còn được biết đến là Tết thiếu nhi hay Tết đoàn viên [...]

Đọc thêm
Sáng mãi chuyện đêm trăng bên bánh trung thu Kinh Đô

Nước ta có truyền thống văn hóa từ lâu đời nên trong năm có rất [...]

Đọc thêm
Có nên đặt mua bánh trung thu online không?

Hằng nằm cứ mỗi khi gần đến Rằm tháng 8 thì đã thấy những sắc [...]

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *