Ngày hội đêm trăng rằm diễn ra cùng một ngày nhưng ở mỗi nước có những văn hóa khác nhau. Tết trung thu được trộn nhiều bản sắc văn hóa khác nhau. Điều này, ảnh hưởng nhiều đến những văn hóa được lưu truyền trên mỗi quốc gia…

Những văn hóa về ngày Tết trung thu được để lại đến ngày nay

Tết trung thu ngày nay còn là một một ngày bí hiểm đối với thế giới, không một ai khẳng định được ngày Tết này nguồn côi từ đâu. Chỉ biết rằng, có rất nhiều sự tích xưa và câu chuyện được lưu truyền và kể lại cho đến thời bây giờ. Chính những truyền thuyết này giúp cho ngày Tết Đoàn viên trở nên vui thích hơn đối với trẻ em.

1. Truyền thuyết về Tết trung thu tại Việt Nam

Tuy giấy bút nói rõ Việt Nam có ngày Tết trung thu khi nào, nhưng đã từ rất lâu người ta truyền tai cho nhau câu chuyện của chú Cuội ngồi góc cây đa.

Chuyện nói về ở miền nọ có một chàng tiều phu tên Cuội. Có một lần vào rừng đi nhầm vào hang cọp, Cuội leo lên đến ngọn cây cao để trốn. Thấy được cảnh Cọp mẹ lấy lá của cây về cho bầy con chết lả vì thiếu thức ăn, đột nhiên chưa ăn hết thì đàn con sống lại và vẫy đuôi. Thấy khó hiểu, Cuội bèn xúc đất, lấy gốc cây mang về.

Trên đường đi về nhà, Anh đã dùng lá cây cứu nhiều người. Theo lời kể của ông lão được Cuội cứu mạng: “Đây là cây đa phép cải tử hoàn đồng”. Con chăm sóc nó đừng tưới nước bẩn, kẻo cây bay lên trời”.

Nghe vậy Cuội đem cây về trồng và cứu sống lấy được nhiều người. Một lần anh cứu sống một người con gái chết đuối sống lại đó là con gái lão địa chủ, cô ấy xin cha lấy Cuội làm chồng. Cả hai hưởng hạnh phúc.

Một buổi chiều tà, cô vợ quên lời dặn của anh đã để cây dính phải nước bẩn. Ngay tức khắc, gió thổi ào ào, mặt đất chuyển động, cây đa chao đảo, bật gốc bay lên trời. Đang lúc, Cuội đi chể cuổi về, hớt ha hớt hải nhảy lên níu cây lại. Nhưng một mình anh không đủ sức, thế là cả người và cây đều bay lên cung trăng.

Xem thêm: Tổng hợp các loại nhân bánh trung thu ngon nhất 2024

2. Sự tích Tết trung thu của người Hoa

Theo sự tích Trung Hoa, Tết Trung thu xuất hiện ở thời nhà Đường. Vua Đường Minh Hoàng đi dạo vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám. Ngay đêm Trung Thu, trăng trong sáng và tròn. Lúc ấy, Vua gặp được một người tu hành La Công Viễn. Ông ta có phép đưa nhà vua lên cung trăng.

Ở cung trăng, cảnh trí lại càng đẹp lung linh huyền ảo. Nhà vua du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu và thưởng thức cảnh tiên cùng các nàng tiên mặc trên mình những chiếc xiêm y đủ màu sắc tươi sáng cùng múa hát. Trong phút giây ấy nhà vua không còn nhớ cả trời gần sáng. La Công Viễn phải nhắc, ông ấy mới  chịu ra về nhưng trong lòng vẫn còn luyến tiếc.

Khi về hoàng cung, nhà vua còn nhớ đến cảnh tiên nên đã cho ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ mỗi năm đến đêm rằm tháng tám cho dân gian tổ chức bày tiệc ăn mừng và rước đèn để kỷ niệm lần lên cung trăng kỳ diệu của mình.

3. Cội nguồn Tết trung thu ở Nhật Bản

Otsukimi (お月見 ) được biết đến Tết trung thu ở Nhật  hay còn được gọi là Tsukimi ý nghĩa là ngắm trăng.

Tết trung thu ở Nhật được giả thuyết cho rằng bắt nguồn từ tết Trung thu của Trung Hoa. Ngày hội này được lan truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua  đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian. Khởi đầu, tết trung thu chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và hoàng gia, nhưng đến thời kỳ Edo (1603 – 1868), ngày lễ này phổ biến rộng như được coi như lễ hội dân gian.

Tại Việt Nam, nếu trung thu gắn liền với cổ tích chị Hằng, chú Cụi thì tại Nhật Bản, Lễ hội này gắn liền với sự tích thần Mặt Trăng sống chung với một chú thỏ ngọc. Mỗi khi ngắm trăng vào ngày trăng tròn của tháng Tám thường người dân Nhật sẽ thấy hình ảnh một chú thỏ đang đứng giã bánh Tsuki- Dango hoặc đang ngồi ăn bánh bao.

Khám phá văn hóa Trung thu ở một số nước trên thế giới

Trung Thu ở Trung Quốc

Việt Nam ta đã bị ảnh hưởng phần nào từ ngày Tết Trung Thu ở Trung Hoa, ngày lễ này đã có từ rất lâu tại Trung Quốc. Được coi là tết đoàn viên, dịp để những người Trung Quốc cùng nhau quây quần, sum họp bên nhau.
Cũng như ở Việt Nam trong ngày lễ này người Trung Quốc thường làm bánh trung thu có hình tròn, tượng trưng cho viên mãn, đoàn viên.

Cách làm gần giống với bánh trung thu của ngươi Việt khi nướng đến khi chín vàng đều. Đậu xanh, nhân sen hoặc trứng muối. Không chỉ vậy múa lân xem là một điều đặc sắc mà không thể bỏ lỡ khi tham gia ngày tết Trung thu tại đây. Được người dân xứ Trung coi như lễ lớn thứ hai trong năm, chỉ đứng sau ngày tết nguyên tiêu.

Trung thu ở Thái Lan

“Lễ Cầu Trăng” được xem là trung thu ở đất nước chùa vàng vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong ngày lễ này, hầu hết mọi người sẽ cùng ngồi quây quần bên bàn thờ Bát TiênQuan Thế Âm và Quan Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện điều tốt đẹp cho thế gian, gia đình, bạn bè và cho những người không may sa vào lầm lỗi.

Khác với hầu hết tất cả các nước trong khu vực, ở Thái Lan bánh trung thu có hình dạng quả đào, được bày lên bàn thờ cúng Quan Âm, Bát Tiên. Ngoài ra, mọi người thường ăn bưởi vào dịp này vì bưởi tượng trưng cho sự ngọt ngào, sum vầy, viên mãn và hạnh phúc.

Trung Thu ở Philippines

Vào dịp Trung Thu, người Philippines tham gia các trò chơi xúc xắc làm cho ngày Trung thu thêm náo nhiệt và nhộn nhịp. Ngoài ra, ở Philippines không có ngày này. Sau này, do ảnh hưởng từ người Hoa đến sinh sống và làm việc nên mới có tết Trung Thu . Mặc dù vậy, Trung Thu vẫn có những nét riêng của họ không giống với các nước khác, có những bản sắc riêng của mình. Bánh Hopia được ăn vào dịp này. Bánh này có rất nhiều loại như: Hoping baboy (bánh nướng thịt heo), Hoping mungo (bánh nướng đậu xanh), Hoping ube (bánh nướng khoai lang tím),…

Trung Thu ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, người dân thường đi thăm viếng ông bà vào trước ngày trung thu để ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên. Trung thu là một ngày quan trọng được gọi là ngày Tết Chuseok hay được biết đến ngày lễ tạ ơn. Vào ngày này, người dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì cho họ thành công gặt hái, gieo trồng tốt, một mùa màng bội thu. Ở đây, mọi người thường nghỉ lễ 3 ngày để ăn mừng và được coi là ngày tết lớn thứ hai.

Mọi người mặc quần áo truyền thống nhiều màu sắc bên nhau, người con trai trưởng đại diện cúng tổ tiên, ông bà, cả nhà thì nhảy múa, chơi các trò chơi truyền thống. Trong dịp này, người Hàn Quốc làm bánh có hình bán nguyệt là Songpyeon từ bột gạo nếp với các loại nhân khác nhau. Là một điều không thể thiếu với người dân Hàn Quốc. Trung thu Hàn Quốc có nhảy vòng tròn Ganggangsullae và múa mặt nạ Talchum.

Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn được những thông tin có ích về văn hóa Trung thu của các nước trên thế giới.

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mẹo Phối Trang Phục Mùa Thu Đơn Giản

Khi thời tiết bắt đầu mát mẻ cùng với sự chuyển mình nhẹ nhàng sắc [...]

Đọc thêm
Cách thức trang trí mâm cỗ Trung Thu vừa cổ điển vừa đẹp mắt

Rằm tháng 8 còn gọi là Tết Thiếu Nhi, dịp lễ truyền thống tổ chức [...]

Đọc thêm
Cách làm bánh trung thu đậu đỏ đơn giản ở nhà

Khám phá cách làm bánh trung thu nhân đậu đỏ dẻo mịn, thơm ngon, đơn [...]

Đọc thêm
Cập nhật giá bánh trung thu hiện tại như thế nào?

Chắc chắn dịp Lễ Rằm tháng 8 sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi những [...]

Đọc thêm
Top 5 loại nhân bánh trung thu bạn nên thử một lần

Chiếc bánh trung thu một món ăn và món quà để dành tặng người thân, [...]

Đọc thêm
Có nên đặt mua bánh trung thu online không?

Hằng nằm cứ mỗi khi gần đến Rằm tháng 8 thì đã thấy những sắc [...]

Đọc thêm
Tết Trung thu ở Việt Nam có từ bao giờ? nguồn gốc và ý nghĩa

Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống rất được quan tâm ở [...]

Đọc thêm
Cách làm lồng đèn Ông sao đơn giản chỉ với 3 bước

Tết Trung thu đang gần đến, bầu không khí hăm hở, háo hức đến ngày [...]

Đọc thêm