Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ đặc biệt, mang đậm dấu ấn trong lòng người Việt. Vào mỗi rằm tháng Tám Âm lịch, khắp nơi tràn ngập không khí vui tươi và nhộn nhịp với các hoạt động như múa lân, rước đèn và thưởng thức bánh Trung Thu. Nếu bạn đang thắc mắc về ngày Trung Thu 2025 theo Dương lịch, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có câu trả lời!
Mấy ngày nữa đến tết trung thu 2025? Ngày mấy? Thứ mấy?
Tết Trung Thu 2025 sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tương ứng với Thứ Sáu, ngày 06 tháng 10 năm 2025 dương lịch. Đây không chỉ là dịp để sum vầy bên gia đình và thưởng thức bánh Trung Thu. Mà còn là cơ hội để các em thiếu nhi tham gia các hoạt động vui chơi sôi nổi như: múa lân, làm lồng đèn và tận hưởng không khí vui tươi của ngày lễ này.
Trung thu năm 2024 vào ngày tháng nào?
Năm nay tết trung thu sẽ rơi vào thứ 3, ngày 17/09/2024 dương lịch. Mặc dù thời gian còn khá xa, nhưng mà không khí Tết Trung Thu đã ngập tràn ra khắp các nẻo đường, khu phố. Cảm giác nôn nao, háo hứng chào đón Tết Trung Thu đã bắt đầu len lỏi trong tâm hồn mỗi người, đặc biệt là các em bé nhỏ tuổi.
Năm nay tết trung thu sẽ rơi vào thứ 3, ngày 17/09/2024 dương lịch. Mặc dù thời gian còn khá xa, nhưng mà không khí Tết Trung Thu đã ngập tràn ra khắp các nẻo đường, khu phố. Cảm giác nôn nao, háo hứng chào đón Tết Trung Thu đã bắt đầu len lỏi trong tâm hồn mỗi người, đặc biệt là các em bé nhỏ tuổi.
Các phong tục đặc sắc Lễ hội Trung thu tại Việt Nam
Ở Việt Nam vào ngày Tết Trung Thu thường có nhiều phong tục khác nhau được diễn ra tại nhiều địa phương, dưới đây là một số phong tục nổi bật được tổ chức phổ biến:
Rước đèn lồng

Những phong tục này chủ yếu dành cho trẻ em với chiếc lồng đèn được tạo hình đa dạng như đèn ông sao, đèn con bướm và đèn con rồng…, trẻ em sẽ cầm đèn lồng đi khắp ngõ và hát bài hát về mừng Tết Trung thu và ngắm trăng.
Ăn Bánh Trung Thu
Bánh Trung thu được coi là biểu tượng của lễ hội Tết Trung thu với những hương vị nhân truyền thống như đậu xanh, thập cẩm và trứng muối…, Bánh không chỉ là thức ăn còn là món quà ý nghĩa tặng cho người thân, bạn bè hay đối tác.
Phá cỗ ngắm trăng
Một trong những hoạt động chính của Tết Trung Thu ở Việt Nam. Đây là thời điểm mà các gia đình và bạn bè tụ tập để cùng thưởng thức những món ăn truyền thống đặc biệt là bánh Trung Thu và tận hưởng vẻ đẹp của mặt trăng rằm tháng Tám. Gia đình sum vầy cùng nhau chia sẻ trò chuyện với nhau tận hưởng bầu không khí ấm áp cùng nhau ngắm trăng.

Múa lân
Hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trở nên vô cùng phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam. Trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Trung Thu, hình ảnh những chú lân oai phong, uyển chuyển múa trên đường phố đã trở nên quen thuộc và mang đến không khí tươi vui, náo nhiệt mang lại sự may mắn, tài lộc cầu mong một năm an lành thịnh vượng.

Hát trống quân
Đây là hình thức nghệ thuật dân ca đặc sắc của người Việt, thường được diễn ra ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số khu vực lân cận vào dịp Tết Trung thu. Hát, đánh trống hình thức giao duyên, đối đáp bằng lời ca tiếng hát giữa các chàng trai và cô gái cùng nhau thể hiện sự tài hoa, trí tuệ và tình cảm. Người dân truyền đạt giá trị tốt đến thế hệ trẻ để giữ gìn văn hóa dân tộc. Góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam, để giữ gìn lại phong tục tập quán còn giúp thế hệ trẻ biết thêm những văn hóa thời xưa mà ông cha ta.
Một vài nên kiêng kỵ trong những ngày Tết Trung thu:
Trong những ngày Tết Trung thu đặc biệt là liên quan đến cúng kiếng thường có một vài điều cần phải kiêng kỵ để tránh gặp những điều xui xẻo trong năm. Dưới đây là vài điều cần tránh trong dịp lễ hội Trung thu theo quan niệm dân gian:
- Không mặc quần áo tối màu: Người ta quan niệm rằng màu sắc tối như đen, xám sẽ mang lại những điều không may mắn. Thay vào đó, nên ưu tiên các màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, cam… tượng trưng cho sự tươi sáng, may mắn, tốt lành.
- Không nói tục, chửi bậy: Trong những ngày lễ, việc giữ gìn lời ăn tiếng nói là điều rất quan trọng. Nói tục, chửi bậy sẽ làm mất đi không khí vui tươi, đoàn viên của ngày lễ.
- Không để tóc che mất trán: Vầng trán được coi là nơi thu hút tài lộc. Vì vậy, việc để tóc mái che mất trán có thể cản trở việc đón nhận vận khí tốt.
- Người ốm yếu không nên ra ngoài: Người có sức khỏe yếu hoặc đang ốm bệnh nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt là vào ban đêm, để tránh nhiễm lạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không chỉ tay vào mặt trăng: Có quan niệm rằng việc chỉ tay vào mặt trăng sẽ mang lại xui xẻo.
- Không lộn ngược đồ vật: Việc lộn ngược đồ vật được cho là biểu hiện của sự bất kính và có thể mang lại điều không may.
- Trước buổi trưa không cúng Trung thu: Theo quan niệm dân gian, việc cúng Trung thu nên được thực hiện vào buổi tối để đón ánh trăng và cầu mong những điều tốt đẹp.
Qua bài viết này, bạn đã tìm hiểu được Bao nhiêu ngày nữa đến Lễ Trung thu là ngày bao nhiêu chưa. Với ánh trăng lung linh cùng gia đình sum vầy kết nối với nhau mang nhiều ý nghĩa trong Lễ hội Trung thu.
NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tổng hợp các loại nhân bánh trung thu ngon nhất 2025
Bánh trung thu có lẽ đã không còn quá xa lạ với mỗi người dân [...]
Đọc thêmBạn chọn nhân bánh hoặc bánh trung thu như thế nào?
Lại một mùa trung thu nữa đã quay trở lại, cứ mỗi khi đến dịp [...]
Đọc thêmKhác biệt Tết Trung Thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam có gì?
Tết Trung Thu ở ba miền không chỉ là dịp để thưởng thức những chiếc [...]
Đọc thêm7+ quà Trung thu dành cho người yêu ý nghĩa và đáng yêu
Trung thu là dịp lễ đặc biệt để thể hiện tình cảm và sự quan [...]
Đọc thêmNghệ thuật tặng bánh trung thu cho từng đối tượng ý nghĩa
Tặng quà dịp Tết Trung thu là nét văn hóa truyền thống lâu đời tại [...]
Đọc thêmCách thức trang trí mâm cỗ Trung Thu vừa cổ điển vừa đẹp mắt
Rằm tháng 8 còn gọi là Tết Thiếu Nhi, dịp lễ truyền thống tổ chức [...]
Đọc thêm5+ quà trung thu dễ thương và độc đáo dành cho bé
Tết Trung Thu còn được gọi là Tết trông trăng một trong lễ truyền thống [...]
Đọc thêmNhững thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng mà bạn nên mua
Tết Trung thu còn được biết đến là Tết thiếu nhi hay Tết đoàn viên [...]
Đọc thêm